Kola (SN 1988), một nữ CEO người Việt, là một trong những gương mặt doanh nhân trẻ với niềm khát vọng mang ẩm thực Việt vươn xa hơn trên bản đồ thế giới khi nói về khởi nghiệp thành công tại quốc đảo sư tử Singapore.
Để xây dựng được thương hiệu bản thân thành công đến ngày hôm nay, ít ai biết được con đường khởi nghiệp đầy gian nan khi mọi thứ bắt đầu từ con số “0”, một hành trình gian truân, đầy thử thách. Đến với cuộc trò chuyện ngày hôm nay chị đã có những chia sẻ khá thú vị về cuộc sống tại nơi đây, về những ấp ủ, hoài bão gửi trọn trong hành trình kinh doanh của mình.
Chào chị Kola, chị có thể chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp của mình?
Mình còn nhớ, khoảng thời gian đầu khi mình mới bước chân đến Singapore, mình gặp rất nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ cho đến văn hóa. Nhưng sau một thời gian, tôi cũng đã dần quen với cuộc sống nơi đây. Bắt đầu tìm tòi học hỏi thêm thứ gì mới để tập sự kinh doanh.
Với niềm đam mê và khát khao kinh doanh, trong quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng những loại bánh mì như Burger đã trở nên rất phổ biến và được ưa chuộng khắp thế giới. Còn bánh mì Việt mình vẫn chưa phát triển mạnh ở thị trường quốc tế. Chính vì vậy, tôi luôn ấp ủ giấc mơ rằng bánh mì Việt cũng sẽ đạt được sự công nhận và yêu thích tương tự, để trở thành niềm tự hào của người Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực và cảm hứng nào đã thúc đẩy chị tạo dựng sự nghiệp kinh doanh của mình ạ?
Động lực lớn nhất của tôi là niềm tự hào dân tộc. Tôi muốn thế giới biết đến Việt Nam không chỉ qua cảnh đẹp mà còn qua những món ăn đặc sắc của chúng ta. Tôi luôn tin rằng, ẩm thực là cách tuyệt vời để kết nối các nền văn hóa, và bánh mì chính là sứ giả của văn hóa Việt.
Trong hành trình xây dựng doanh nghiệp, chị gặp phải những khó khăn gì và cách chị vượt qua chúng như thế nào?
Những ngày đầu khởi nghiệp, thách thức lớn nhất mà tôi phải đối mặt là làm sao để sản phẩm có thể tiếp cận được khách hàng trong một đất nước đa văn hóa như Singapore. Việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đòi hỏi sự nỗ lực, kiên nhẫn, và thích ứng liên tục, nhằm tìm ra giải pháp kinh doanh tối ưu nhất.
Tôi cũng áp dụng nguyên tắc “cùng có lợi” trong mọi mối quan hệ đối tác, xem mỗi mối quan hệ không chỉ là cơ hội kinh doanh mà còn là cơ hội để học hỏi và phát triển cùng nhau.
Chị có thể mô tả quá trình mở rộng từ một doanh nghiệp nhỏ thành một tập đoàn tại Singapore?
Ban đầu, định hướng của tôi chỉ tập trung vào sản xuất bánh mì. Tuy nhiên, sau một thời gian để phát triển bền vững, tôi nhận thấy cần phải mở rộng sang các lĩnh vực khác. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tôi và công ty đã nghiên cứu chiến lược rất kỹ càng, tận dụng thế mạnh về văn hóa và ẩm thực Việt Nam phát triển thêm nhiều lĩnh vực thách thức mới hơn.
Hiện nay, tôi đang điều hành 2 công ty với các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, từ sản xuất cho đến đầu tư và thương mại.
Chị có thể chia sẻ về các kế hoạch tương lai cho doanh nghiệp của mình?
Trong tương lai, chúng tôi đang chuẩn bị mở rộng ra thị trường quốc tế. Mục tiêu không chỉ là tăng trưởng kinh doanh mà còn là xây dựng thương hiệu Việt Nam vươn tầm trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Chị Kola có lời khuyên nào dành cho những người mới bắt đầu khởi nghiệp?
Sau mọi cố gắng, mình đúc kết được đó chính là đừng sợ thất bại và luôn sẵn sàng học hỏi từ mọi tình huống. Khởi nghiệp không phải là một hành trình dễ dàng, nhưng Kola tin chắc rắng nếu bạn có đam mê và sự kiên trì, bạn sẽ tìm thấy con đường dẫn đến thành công. Và hãy coi mỗi thách thức là một cơ hội để bản thân trưởng thành hơn từ đó rút kinh nghiệm điều chỉnh chiến lược của mình phù hợp với thực tế thị trường.
Cá nhân tự giới thiệu
Leave a Reply