Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu được kiềm chế phần nào nhờ sự đồng thuận ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất cơ bản tại cuộc họp tháng Chín tới.
Cụ thể, cuối phiên này, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn đóng cửa giảm 1,12 USD, tương đương 1,3%, xuống mức 83,73 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giảm 1,15 USD, tương đương 1,4%, xuống 80,76 USD/thùng.
Ông Dennis Kissler, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại BOK Financial, cho hay nhiều nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cắt giảm công suất hoạt động do nhu cầu nhiên liệu yếu hơn”.
Dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 4,7% trong quý II/2024, tốc độ chậm nhất kể từ quý I/2023 và thấp hơn dự báo 5,1% theo khảo sát của hãng tin Reuters. Mức tăng trưởng này đồng thời cũng chậm lại so với mức tăng trưởng 5,3% của quý trước đó, bị cản trở bởi cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản kéo dài và tình trạng mất việc làm gia tăng.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng nhẹ trong hai năm tới, song vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Tại Mỹ, dữ liệu từ Viện Dầu khí cho hay, tồn kho dầu thô giảm 4,4 triệu thùng trong tuần trước. Dữ liệu chính thức của Chính phủ Mỹ về tồn kho dầu dự kiến sẽ được công bố vào ngày 17/7.
Chủ tịch Fed Jerome Powell trước đó đã củng cố niềm tin rằng tốc độ tăng giá cả đang quay trở lại mục tiêu của ngân hàng này một cách bền vững. Những người tham gia thị trường cho rằng, nhận định đó đồng nghĩa với việc cắt giảm lãi suất có thể không còn xa nữa.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay, qua đó có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu mỏ. Dù vậy, một số nhà phân tích cảnh báo về xu hướng tăng giá quá mức vì sự yếu kém dự kiến trong một số dữ liệu kinh tế vĩ mô từ Mỹ vẫn có thể gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu dầu trong thời gian tới.
Leave a Reply